8 kinh nghiệm chăm sóc ô tô đúng cách
Chăm sóc ô tô tại nhà là điều mà mọi người bắt buộc phải làm thường xuyên nếu muốn giữ cho chiếc xe luôn như mới. Đây là công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn đối với những tài xế mới chưa biết rõ từng công việc chăm sóc. Hãy cùng tham khảo tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc ô tô hữu ích, giúp xe luôn như mới, tăng độ bền bỉ trong quá trình vận hành.
Những hạng mục chăm sóc ô tô quan trọng dành cho tài xế mới
Chăm sóc ô tô bao gồm nhiều công đoạn khác nhau như rửa xe, vệ sinh toàn bộ nội thất và ngoại thất, hút bụi, đánh bóng, làm sạch bằng hơi nước, khử trùng và tẩy rửa các vết bẩn,… Mục tiêu của việc chăm sóc này là khôi phục vẻ đẹp của chiếc xe về tình trạng ban đầu.
Chăm sóc ô tô thường xuyên không chỉ giữ cho xe luôn sạch sẽ mà còn giúp xe không dễ bị tổn thương bởi các yếu tố môi trường trong quá trình vận hành. Dưới đây là những hạng mục chăm sóc ô tô quan trọng dành cho chủ xe:
Chăm sóc ngoại thất ô tô
Ngoại thất ô tô chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân bên ngoài. Do đó, chúng rất dễ bị tổn hại và gây mất mỹ quan xe. Không chỉ giúp bảo vệ nội thất và hành khách bên trong, chăm sóc ngoại thất ô tô là giải pháp hữu hiệu giúp tăng vẻ đẹp, duy trì tuổi thọ, độ bền của các chi tiết bên ngoài.
Lớp sơn, thân vỏ
Trong quá trình vận hành, thân vỏ ô tô là bộ phận có dấu hiệu xuống cấp nhanh nhất khi chịu nhiều tác động của môi trường bên ngoài như nắng, mưa, bụi bẩn, hóa chất, đất đá, nhiễm bẩn,… Những tác nhân này có thể gây ra tình trạng hư hỏng bề mặt sơn, ăn mòn, oxy hóa lớp thân vỏ.
Không những nâng tầm vẻ đẹp của chiếc xe, thân vỏ còn đảm bảo an toàn khi xảy ra va chạm. Nếu khu vực này không được chăm sóc kỹ lưỡng, sự an toàn của người ngồi trên có thể phần nào bị ảnh hưởng. Không những thế, lớp sơn nếu bị bong tróc, xước,… sẽ làm mất giá trị xe.
Đèn hậu, đèn pha, đèn sương mù
Hệ thống đèn chiếu sáng trên xe có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành, nhất là vào ban đêm hay khi trời mờ sáng, trời nhiều sương mù.
Theo thời gian, dưới sự ảnh hưởng của nhiệt độ và tia cực tím có hại, mặt kính đèn có dấu hiệu oxy hóa làm đèn bị mờ, ố vàng, ngả màu dần, gây mất an toàn trong quá trình lái.
Bên cạnh đó, nếu đèn bị đọng hơi nước sau khi di chuyển dưới trời mưa có thể gây hư hỏng đến toàn bộ hệ thống đèn điện, gây chập điện, có nguy có cháy xe.
Chính vì thế, cần phải kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng hoặc thay thế để đèn luôn duy trì trạng thái ổn định, đảm bảo an toàn giao thông.
Gương chiếu hậu
Ngoài hai khu vực trên, gương chiếu hậu là bộ phận rất quan trọng và cần thiết đối với tài xế. Nếu gương không được vệ sinh, bảo dưỡng đúng cách sẽ hạn chế tầm nhìn của tài xế, khó xử lý các tình huống phát sinh bất ngờ,…
Với tình trạng giao thông tại Việt Nam, gương chiếu hậu rất dễ bị va quyệt gây lỏng, gãy, nứt nên cần phải thay thế mới. Ngoài ra, gương có thể bị mất màu sau thời gian dài tiếp xúc dưới ảnh nắng mặt trời với nhiệt độ cao, hoặc bị ẩm mốc do thời tiết sẽ ảnh hưởng đến việc quan sát.
Ở một số dòng xe trên thị trường Việt Nam như Mazda, gương chiếu hậu thường không cụp, không xòe do ảnh hưởng bởi nước mưa/ quá trình rửa xe không đúng cách, làm khô dầu bôi trơn trong cụm motor và bánh răng.
Kính chắn gió
Hai nguyên nhân chính khiến kính chắn gió bị mờ đi theo thời gian là: bị mờ do hơi nước và mờ do dính chất bẩn.
Việc sử dụng nước thường chưa thể làm sạch hiệu quả nên cần phải sử dụng khăn lau và chất tẩy rửa chuyên dụng. Tình trạng bám hơi nước trên kính chắn gió có thể khắc phục phần nào khi bật chế độ sưởi kính hoặc mở cửa sổ,…
Lưới tản nhiệt/ Mặt ca-lăng ô tô
Động cơ cần phải được làm mát và tản nhiệt thường xuyên. Do đó, lưới tản nhiệt vừa có vai trò dẫn khí làm mát vừa ngăn chặn bụi bẩn, dị vật bám vào khoang động cơ. Nếu lâu ngày không vệ sinh, động cơ có thể bị quá nhiệt, bó máy,…
Tuy nhiên, tình trạng này thường không xảy ra nhiều, bởi các chủ xe tại Việt Nam luôn ý thức đến thời điểm rửa xe.
Gạt mưa, nước rửa kính
Dưới sự tác động của môi trường, thời tiết, khí hậu, lưỡi gạt mưa thường gặp phải những hư hỏng như lưỡi gạt bị mòn, cần gạt bị cong vênh, hai lá lúa không còn khả năng hít kính, lò xo và trục vít bị ăn mòn, gỉ sét,…
Cần gạt mưa khi đó không hoạt động đúng chức năng: Lau không sạch, để lại nhiều bụi bẩn, hay phát ra tiếng cót két gây khó chịu,…
Chăm sóc nội thất ô tô
Thông thường, việc chăm sóc nội thất ô tô đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn do tầm quan trọng của các chi tiết nhỏ bên trong. Đây là hạng mục quan trọng thứ hai trong việc chăm sóc, bảo dưỡng ô tô định kỳ. Dưới đây là những vị trí cần phải lưu ý trong việc chăm sóc nội thất ô tô:
Ghế, dây an toàn
Ghế ngồi là khu vực tiếp xúc nhiều cơ thể con người, và cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn gây hại. Tại các rãnh nhỏ trên ghế thường rất dễ bị bẩn, chứa nhiều đất cát. Phần da ghế nếu không được phủ dưỡng, lau chùi thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến giá trị ghế, khiến ghế nứt, bong tróc da, xỉn màu,…
Dây đai an toàn ở phía ghế lái và ghế phụ thường xuyên tiếp xúc nhiều với mồ hôi của con người gây ra các vấn đề về ẩm mốc, bám bẩn, ố vàng, bốc mùi.
Hệ thống điều hòa
Bên trong ô tô là một môi trường kín rất dễ bị ám mùi mồ hôi, đồ ăn, thuốc lá, mùi ẩm mốc,… Tại các nang cửa gió thường bám khá nhiều bụi bẩn, ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát của hệ thống điều hòa. Việc hệ thống điều hòa làm mát yếu kém sẽ gây khó chịu cho người ngồi bên trong xe, gia tăng nguy cơ các bệnh về đường hô hấp.
Taplo, cụm đồng hồ ODO
Dưới ánh sáng mặt trời với nhiệt độ cao, phần nhựa của taplo dễ bị nứt, bị giòn và nhanh chóng xỉn màu. Cụm đồng hồ ODO là khu vực rất ít tài xế để ý đến việc vệ sinh. Đây cũng là nơi chứa nhiều vật dụng thừa của họ. Vệ sinh và khử khuẩn bề mặt giúp người lái dễ quan sát trong quá trình điều khiển, giải trí.
Vô lăng
Vô lăng lâu ngày không vệ sinh sẽ bám mồ hôi gây trơn trượt hoặc bị khô ảnh hưởng đến quá trình lái xe.
Sàn, thảm, trần xe
Thảm trải và sàn xe là hai vị trí luôn tiếp xúc trực tiếp với chân con người, luôn chứa nhiều đất cát, vụn đồ ăn, tàn thuốc, lông động vật, tóc, nước ngọt,… Nếu không vệ sinh sẽ gây ra tình trạng ẩm mốc, bốc mùi, bị mòn, gây trơn trượt.
Trần xe thông thường được làm bằng chất liệu nỉ, là vị trí nằm trên cao nên rất dễ bị ám mùi hôi. Vệ sinh trần xe giúp lớp nỉ không bị nhăn, bong tróc, nhão, xù lông.
Cửa kính
Kính cửa sổ thường xuất hiện vết bẩn, vết ố vàng, bám nhiều bụi trong quá trình sử dụng.
Chăm sóc khoang động cơ
Khoang máy ô tô thường bị nhiều người ngó lơ trong việc chăm sóc vì lo sợ những ảnh hưởng đến giá trị chiếc xe. Nếu khoang động cơ được vệ sinh kỹ lưỡng, động cơ sẽ hoạt động tốt, bền hơn, hạn chế các động vật gặm nhấm, côn trùng chết bên trong. Không những thế, kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh khoang động cơ ô tô kịp thời còn giúp phòng tránh cháy nổ.
Động cơ
Dầu mỡ, các chất bụi bẩn, rác thải, động vật/ côn trùng chết chứa trong khoang máy gây mất vệ sinh, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến người ngồi trong xe. Vệ sinh sạch sẽ khoang máy giúp tránh khỏi các vấn đề trên, ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ, giúp động cơ hoạt động tốt hơn.
Ắc quy
Sau một thời gian dài không sử dụng hoặc sử dụng ít, xe thường dễ gặp phải hiện tượng khó khởi động. Ắc quy là vấn đề cần phải kiểm tra đầu tiên. Nguyên nhân xuất phát bởi ắc quy bị tụt bình, hoặc bị lỏng cáp, bị oxy hóa các đầu cực của ắc quy.
Lọc gió
Trong hệ thống điều hòa không khí, luồng không khí bên ngoài đi vào bên trong qua mặt calăng và được làm sạch sơ bởi lọc gió. Nếu lọc gió bám nhiều bụi bẩn, côn trùng chết, luồng không khí đi vào khoang xe sẽ mang nhiều vi khuẩn gây hại, tạo ra mùi khó chịu.
Trường hợp hệ thống điều hòa làm mát kém có thể xuất phát từ việc lọc gió bị tắc, hoặc có dị vật chứa trong ống thông gió.
Nhớt hộp số, động cơ
Kiểm tra nhớt thông qua que thăm nhớt. Nếu xe thiếu nhớt hoặc chất lượng nhớt kém sẽ ảnh hưởng đến động cơ, hộp số khiến chúng trở nên nóng lên trong quá trình hoạt động. Nguy hiểm hơn có thể gây hư hỏng động cơ, hộp số, gây tốn nhiều chi phí sửa chữa.
Nước làm mát
Ngoài nước rửa kính, bạn nên kiểm tra và châm thêm nước làm mát. Thiếu nước làm mát sẽ khiến động cơ nóng hơn, có thể gây ra hiện tượng bó máy, hư hỏng các chi tiết cơ khí bên trong động cơ.
Dầu phanh
Dầu phanh không đúng tiêu chuẩn DOT, kém chất lượng hoặc thiếu dầu sẽ khiến hệ thống phanh hoạt động không ổn định, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo thời gian, chất lượng dầu phanh sẽ giảm dần và mất đi khả năng chống ẩm. Hiện tượng lọt khí thường xuất hiện khi thiếu dầu phanh. Do đó, bạn cần phải kiểm tra và giữ cho lượng dầu phanh luôn ở mức tối đa.
Chăm sóc bên dưới gầm xe
Chăm sóc gầm ô tô sẽ giúp xế cưng của bạn luôn đảm bảo hoạt động an toàn trên mọi chặng đường, giúp gia tăng tuổi thọ xe.
Khung gầm
Khung gầm xe thường xuyên bị trầy xước, bám nhiều đất cát ẩm, hoặc nhiễm bẩn trong quá trình xe di chuyển. Ngoài ra, các kim loại bên dưới gầm xe thường bị ăn mòn, gỉ sét, oxy hóa nếu không chăm sóc đúng cách.
Lốp
Lốp xe không đủ áp suất, lốp bị mòn không đều, bị rạn nứt bề mặt, cao su lốp bị lão hóa,… sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất phanh, mất khả năng bám đường hoặc gây nguy cơ đọng nước.
Những kinh nghiệm chăm sóc ô tô đúng cách hiệu quả
Thay vì đợi lịch bảo dưỡng định kỳ, để ô tô luôn bền đẹp, bạn có thể chăm sóc xe theo lịch trình tuần, tháng, quý, năm để giữ gìn giá trị và đảm bảo an toàn khi di chuyển. Dưới đây là những kinh nghiệm chăm sóc ô tô vô cùng hữu ích và hiệu quả mà chủ xe không nên bỏ qua:
Rửa xe ô tô đúng cách
Tại Việt Nam, không có nhiều trung tâm rửa xe ô tô đúng cách, đúng quy trình nên việc vệ sinh chăm sóc xe thường gặp nhiều vấn đề. Rửa xe tại nhà hoặc các cơ sở không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng đến chiếc xe. Nếu rửa xe không đúng cách (đặc biệt ở khoang máy), có thể gây hư hỏng xe.
Rửa xe ô tô sai cách sẽ làm hỏng lớp sơn xe, gây trầy xước và ố vàng màu sơn theo thời gian. Tránh rửa xe khi máy còn nóng vì xà phòng dễ bám chặt và ăn mòn dần lớp bóng trên bề mặt. Hãy chọn trung tâm rửa xe uy tín như Car Wash Center để đảm bảo chất lượng.
Chăm sóc bề mặt sơn đúng cách
Trong quá trình rửa, vệ sinh ô tô tại nhà, nhiều người sử dụng các loại khăn không đúng tiêu chuẩn (có hạt) khiến lớp sơn bị trầy xước. Sử dụng đúng loại khăn Microfiber sẽ giúp tránh khỏi tình trạng này.
Để mặt sơn ô tô bền đẹp, bóng loáng, bạn có thể tham khảo các giải pháp như dán phim bảo vệ sơn PPF hoặc phủ gốm Ceramic. Mỗi giải pháp sẽ có công dụng khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều bảo vệ và giúp bề mặt sơn xe luôn bóng loáng, sạch đẹp.
Chăm sóc các chi tiết ngoại thất xe đúng cách
Một số vị trí ngoại thất ô tô bạn nên chú ý đến như gạt mưa, hệ thống đèn, kính chắn gió,… Sau khi rửa xe, bạn nên kiểm tra hệ thống đèn (đèn hậu, đèn pha) vì liên quan đến vấn đề an toàn giao thông.
Đối với trường hợp đèn sáng yếu hoặc đèn bị mờ, đây là lúc bạn nên thay thế mới toàn bộ đèn. Với một số loại đèn có lớp kính ngoài bị bong tróc, ố vàng sau thời gian dài tiếp xúc với tia cực tím có hại, bạn nên tẩy sáng hoặc thay thế bề mặt kính ngay để tránh hư hỏng các bộ phận bên trong đèn.
Trường hợp đèn đóng sương sau khi đi dưới trời mưa lớn, bạn nên để xe từ khoảng 5-7 tiếng đến lớp sương bay hơi. Hoặc nếu bạn có kiến thức và kỹ thuật, bạn có thể tháo khung đèn để hơ khô nước đọng và dùng khăn chuyên dụng để lau sạch.
Vệ sinh gầm xe đúng cách
Tần suất rửa gầm xe ô tô tùy thuộc vào môi trường sử dụng (mức độ di chuyển, địa hình và độ bẩn). Xe đi đường bẩn, gần biển cần rửa ngay sau khi lái để tránh bị gỉ sét. Để xe ít bẩn hơn, theo khuyến cáo cần rửa gầm mỗi tháng một lần.
Vệ sinh nội thất ô tô đúng cách
Làm sạch nội thất nên thực hiện tại các trung tâm chăm sóc bảo dưỡng xe hoặc sử dụng dịch vụ vệ sinh nội thất ô tô tại nhà chất lượng từ Car Wash Centre.
Việc tự chăm sóc ô tô không đúng cách sẽ mất thời gian, hiệu quả kém. Sử dụng các túi thơm hay nước hoa không giải quyết được mùi hôi. Tại các trung tâm, trang thiết bị, máy móc và các sản phẩm chuyên dụng chất lượng sẽ giúp cho xế cưng “sạch sẽ” nhất.
Kiểm tra, vệ sinh hệ thống điều hòa định kỳ
Theo khuyến cáo của nhiều nhà sản xuất, vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô định kỳ sau mỗi 5.000 km và thay mới định kỳ từ 15.000 – 20.000 km để đảm bảo chất lượng lọc không khí vào bên trong xe.
Vệ sinh cửa gió điều hòa ô tô tại nhà không quá phức tạp, vô cùng đơn giản bằng cách dùng máy hút bụi mini hút sạch bụi bẩn, rồi lau bằng khăn ẩm ở các nang cửa gió. Xịt dung dịch vệ sinh đa năng vào cửa gió, đợi vài phút rồi lau sạch bằng khăn khô.
Việc tự vệ sinh giàn lạnh, giàn nóng tại nhà là việc không nên làm, rất khó khăn. Bạn cần đến gara điện lạnh chuyên nghiệp. Tại đây, họ sẽ dùng máy nội soi hệ thống điều hoà để kiểm tra giàn lạnh mà không cần tháo, nhưng chi phí cao hơn.
Kiểm tra dầu động cơ, dầu hộp số và các dung dịch cần thiết
Lượng dầu nhớt, nước làm mát,… có thể cạn dần nếu ô tô hoạt động thường xuyên. Nếu không chú ý đến, xe có thể nhanh chóng bị hỏng và dần xuống cấp. Vì thế, bạn nên kiểm tra lượng dầu, nước làm mát trên xe khoảng 2 tuần/lần dựa theo mức dầu và màu sắc.
Kiểm tra dầu nhớt, nước làm mát, nước rửa kính là cần thiết, dù bạn có tự thay được hay không. Mức chất lỏng dễ nhận biết qua màu sắc trên nắp, que thăm, bình chứa. Kiểm tra thường xuyên giúp bạn biết thời điểm cần thay thế. Qua đó, xe sẽ bền hơn, máy chạy êm hơn.
Tuy nhiên, việc thay dầu, thay nước làm mát, nước rửa kính và chọn đúng loại cũng cần chút kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật. Nếu như bạn không tự tin và không biết nên chọn loại nào, các trung tâm chăm sóc xe và gara luôn có các kỹ thuật viên có kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn bạn.
Súc rửa động cơ ô tô đúng cách
Sau một thời gian dài hoạt động, muội than bám nhiều trong buồng đốt, xupap, piston, thành xy lanh,… ảnh hưởng đến quá trình đốt cháy, gây tiêu hao nhiên liệu. Không những thế, nếu lượng muội than nhiều, động cơ có dấu hiệu bị ì máy, giật cục khi vận hành.
Để giải quyết vấn đề trên, sử dụng chất phụ gia nhiên liệu chuyên dụng (như Bosh, Liqui Moly, Bluechem, Forch,…) làm sạch các cặn bẩn của muội than, hạt kim loại, giúp động cơ hoạt động trơn tru hơn, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm mài mòn các chi tiết,…
Những lưu ý không nên bỏ qua khi chăm sóc ô tô đúng cách
Không phải ai cũng hiểu biết cách chăm sóc ô tô đúng cách chuyên nghiệp. Với những kinh nghiệm chăm sóc xe ô tô được chia sẻ ở trên, Car Wash Centre sẽ gửi đến bạn những lưu ý không nên bỏ qua khi thực hiện việc này:
Thời gian chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ ô tô
Thời gian bảo dưỡng xe khác nhau tùy hãng, thường theo mốc 3.000 km, 5.000 km, 10.000 km, 20.000 km, 50.000 km hoặc 100.000 km. Để động cơ ổn định, nên bảo dưỡng xe 2-3 tháng/lần.
Việc chăm sóc xe không cần theo lịch trình cố định như lịch bảo dưỡng xe định kỳ. Rửa xe, rửa gầm khi cần. Nên rửa xe mỗi tuần 1-2 lần để xe luôn sạch đẹp. Bạn có thể tự chăm sóc nội thất bằng cách khử khuẩn và hút bụi. Nếu nội thất quá bẩn, hãy mang xe đến trung tâm detailing.
Cơ sở vật chất tại địa điểm chăm sóc ô tô
Kiểm tra cơ sở vật chất và không gian của trung tâm chăm sóc xe mà đang có ý định đến thực hiện. Nếu thiếu trang thiết bị, hãy chọn trung tâm khác. Vì thiếu thiết bị, sản phẩm, không gian sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Hầu hết các trung tâm Detailing đều sử dụng các sản phẩm chất lượng, rõ nguồn gốc chứng nhận trên thị trường. Xem sản phẩm trước khi quyết định chăm sóc xe. Chất lượng đi kèm hậu mãi.
Chủ xe ngày nay rất quan tâm đến kỹ thuật chăm sóc ô tô vì phương tiện xe ngày một hiện đại và đắt tiền hơn. Các cơ sở chăm sóc xe truyền thống đôi khi không đủ kiến thức, dễ gây hư hỏng về sau cho ô tô. Do đó, hãy chọn trung tâm uy tín, có đào tạo bài bản trao gửi việc chăm sóc xế yêu đúng cách.
Những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc xe ô tô đúng cách
Tổng hợp 5 câu hỏi phổ biến khi chăm sóc ô tô (tại nhà hoặc tại trung tâm) mà nhiều chủ xe thắc mắc:
1. Với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, những biện pháp bảo vệ nào giúp sơn xe ô tô bền màu và tránh bị bong tróc?
Khí hậu nóng ẩm của Việt Nam có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến lớp sơn xe ô tô. Để bảo vệ sơn xe luôn bền màu và tránh bong tróc, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Rửa xe thường xuyên bằng nước sạch và dung dịch chuyên dụng.
- Thường xuyên tẩy ố, khử nhiễm chất bẩn bám trên bề mặt sơn, gương, kính, mâm lốp.
- Đánh bóng, phủ ceramic để bảo vệ sơn.
- Đỗ xe trong bóng râm hoặc dùng bạt phủ.
- Cân nhắc dán PPF bảo vệ sơn xe ô tô (nên chọn loại PPF TPU tự phục hồi vết xước).
- Lái cẩn thận, tránh va chạm, xử lý vết xước kịp thời.
- Kiểm tra, bảo dưỡng sơn xe định kỳ.
- Tránh rửa xe lúc trời nắng to, nước sẽ bốc hơi và để lại vết ố.
- Không dùng chất tẩy rửa mạnh hay vật liệu cứng, chúng làm xước sơn.
- Nếu chưa biết cách tự chăm sóc xe ô tô đúng cách, hãy mang xe đến trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp.
2. Khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc nội thất ô tô, ngoài yếu tố làm sạch, còn cần lưu ý những tiêu chí nào khác để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng?
Ngoài khả năng làm sạch, khi chọn sản phẩm chăm sóc nội thất ô tô, bạn cần quan tâm đến:
- Chọn sản phẩm chăm sóc nội thất ô tô nguồn gốc tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại như amoniac, clo, formaldehyde.
- Tránh chọn dung dịch có mùi quá nồng, ưu tiên mùi hương nhẹ nhàng hoặc không mùi.
- Bao bì chai nhãn cần rõ ràng, ghi đầy đủ thông tin của nhà sản xuất.
- Kiểm tra chứng nhận an toàn của sản phẩm.
3. Làm thế nào để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở lốp xe ô tô và xử lý kịp thời, đặc biệt là trong mùa mưa bão?
Để hạn chế tình trạng bất thường ở mâm lốp xe xảy ra, bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm dưới đây:
Kiểm tra lốp xe định kỳ:
- Áp suất lốp: Kiểm tra hàng 2 tuần/lần hoặc trước mỗi chuyến đi dài. Đảm bảo bơm đúng áp suất theo khuyến cáo.
- Độ sâu gai lốp: Sử dụng đồng xu để kiểm tra hoặc thước đo chuyên dụng. Nếu gai lốp và rãnh lốp quá mòn, bạn nên thay thế lốp càng sớm càng tốt. Tránh gặp phải nguy cơ trượt lốp khi đi ngang qua nước.
- Bề mặt lốp: Kiểm tra các vết cắt, vết nứt, phồng rộp lốp. Những hư hỏng này sẽ làm lốp trở nên yếu đi và tệ hơn có thể làm nổ lốp.
Dấu hiệu cần chú ý khi lốp xe ô tô gặp vấn đề:
- Xe bị rung lắc nhẹ hoặc có tiếng ồn lạ khi vào cua hoặc đi với tốc độ cao.
- Xe lệch hướng nhẹ khi giữ thẳng tay lái..
Cách xử lý kịp thời:
- Bơm lốp đúng áp suất.
- Tiến hành thay thế lốp khi chúng bị mòn hoặc hư hỏng.
- Đưa xe đến gara nhanh nếu có dấu hiệu bất thường.
- Tránh đi vào vùng ngập nước.
4. Những sản phẩm và dụng cụ chăm sóc xe ô tô nào hiệu quả và dễ sử dụng?
Mới bắt đầu tự chăm sóc xe đúng cách, nên mua những sản phẩm cơ bản nào?
- Nước rửa xe chuyên dụng: Chọn loại không chứa chất tẩy rửa mạnh (pH=7, trung tính) để tránh làm hại lớp sơn. Tham khảo ngay bài viết: Xà phòng an toàn cho xe ô tô
- Khăn lau: Ưu tiên dùng vật liệu microfiber thấm hút tốt, không làm xước sơn.
- Dung dịch vệ sinh nội thất: Chọn loại phù hợp với từng loại chất liệu nội thất ô tô (da, nhựa, nỉ).
- Bàn chải và dụng cụ làm sạch lốp, lazang: Giúp làm sạch các ngóc ngách khó tiếp cận.
Sản phẩm nào giúp bảo vệ sơn xe khỏi nắng nóng và mưa axit, hơi muối biển, phân chim?
- Dung dịch phủ ceramic: Tạo lớp màng bảo vệ cứng cáp, chống xước xoáy nhẹ và ngăn tia UV có hại làm ố vàng sơn.
- Sáp đánh bóng: Giúp tăng độ bóng và bảo vệ lớp sơn.
- Dung dịch dưỡng lốp: Chống nứt nẻ, lưu hoá cao su lốp xe.
Cách để nội thất xe hơi luôn sạch sẽ và thơm tho?
- Máy hút bụi mini: Vô cùng tiện lợi (nhỏ gọn, có thể nhét cốp) để hút sạch bụi bẩn trên ghế và sàn xe.
- Dung dịch khử mùi: Loại bỏ mùi hôi khó chịu và tạo hương thơm dễ chịu.
- Khăn lau nội thất: Chọn loại mềm mại, không xơ để tránh làm xước bề mặt nội thất.
- Nước hoa chuyên dụng: Chọn mùi nhẹ nhàng, phù hợp với độ ẩm trong xe.
5. Bạn có lời khuyên gì cho những người mới mua xe ô tô lần đầu về việc chăm sóc và bảo dưỡng xe?
Lời khuyên cho người mới mua xe ô tô lần đầu về chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng xe từ nhà sản xuất vì chúng cung cấp thông tin chi tiết về cách vận hành, bảo dưỡng và khắc phục sự cố cơ bản.
- Bảo dưỡng xe định kỳ theo khuyến nghị để xe hoạt động tốt, phát hiện sớm vấn đề, kéo dài tuổi thọ.
- Kiểm tra dầu nhớt, nước làm mát, lốp và phanh thường xuyên giúp xe ô tô luôn trong tình trạng hoạt động ổn định, tránh gặp phải hư hỏng.
- Lái xe an toàn, tránh va chạm: Tránh tăng tốc đột ngột, phanh gấp.
- Rửa xe thường xuyên để bảo vệ lớp sơn: Giữ cho chiếc xe luôn sạch sẽ, bảo vệ lớp sơn tránh bị ăn mòn bởi các tác nhân gây hại từ môi trường.
- Chọn gara uy tín để sửa chữa và bảo dưỡng để xe được chăm sóc tốt, sử dụng phụ tùng chính hãng.
- Tìm hiểu thêm về chăm sóc xe đúng cách từ sách báo, tạp chí, diễn đàn hoặc chuyên gia.
- Chú ý đến các dấu hiệu bất thường: Nếu xe có tiếng ồn, đèn báo sáng, rò rỉ dầu hoặc chạy yếu, hãy mang xe đến gara sửa chữa ngay.
Car Wash Centre – Dịch vụ chăm sóc ô tô chuyên nghiệp tại TP. HCM
Car Wash Centre chuyên cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc xe để đảm bảo cho xế yêu luôn trong tình trạng như mới. Hy vọng với những kiến thức trong bài viết “Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc ô tô hữu ích dành cho tài mới” sẽ có ích cho bạn trong quá trình chăm sóc xe.
Để đặt lịch hẹn các dịch vụ bảo dưỡng chăm sóc xe tại nhà vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới đây:
Hotline:
Địa chỉ:
- Số 1A Phú Thuận, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh