Xịt nước vào khoang động cơ ô tô có an toàn không?
Vệ sinh khoang máy là hạng mục chăm sóc xe quan trọng, ảnh hưởng đến tuổi thọ động cơ. Sau một thời gian sử dụng, nhiều chủ xe phân vân nên hay không nên vệ sinh khoang máy. Mặc dù nước thể gây hư hỏng, chập mạch hệ thống điện. Việc thận trọng của họ hoàn toàn đúng khi nhiều nơi thực hiện các phương pháp vệ sinh không đảm bảo chất lượng. Vậy xịt nước vào khoang động cơ ô tô có an toàn không?
Trong quá trình vệ sinh khoang máy, Car Wash Centre nhận được nhiều câu hỏi của khách hàng về chủ đề này: “Xịt nước trực tiếp vào khoang động cơ ô tô có an toàn không? Có làm hỏng động cơ hoặc các bộ phận khác không? Hay việc làm sạch này chỉ hoàn toàn mang tính thẩm mỹ?”. Tất cả đều được chúng tôi giải đáp bên dưới đây!
Nước bên trong khoang động cơ ảnh hưởng như thế nào?
Nước trong động cơ cũng có thể dẫn đến rỉ sét, có thể làm hỏng khá nhiều thứ bên dưới nắp capo, đặc biệt với nguồn nước chưa được xử lý kỹ, chứa nhiều cặn khoáng Canxi, magie,…
Bên trong khoang động cơ chứa nhiều chi tiết, bộ phận làm bằng kim loại và sắt có trong các kim loại này lại không được chế tạo để tồn tại trong nước. Sắt, khi trộn với nước kết hợp với nguồn không khí ẩm sẽ tạo ra gỉ sét gây hư hỏng cho chiếc xe. Chắc hẳn không một ai muốn chiếc xe của mình đẹp đẽ bên ngoài nhưng bên trong lại hôi, dơ và xấu xí đâu đúng không?
Động cơ ô tô không được thiết kế để chống thấm nước. Nếu nước lọt vào khe hút gió, động cơ sẽ không khởi động được. Những bộ phận điện bên trong có thể bị chập mạch, cháy nổ như: ắc quy, đèn, bộ điều khiển cần gạt nước, bảng cầu chì,… Nếu tiến hành làm khô nước ngay khi vừa mới xịt nước vào khoang động cơ hoặc nếu có nước bên trong do các tác nhân khác, bạn có thể giúp cho các chi tiết, bộ phận không bị hư hỏng, để động cơ ngày một bền hơn.
Nếu chất bụi bẩn bám vào động cơ không được làm sạch, khi chúng tích tụ quá nhiều, có thể khiến động cơ không thể thoát nhiệt. Lâu dần, động cơ bị quá tải, nóng máy, các chi tiết cơ khi không được làm mát kịp thời có thể gây bó kẹt piston, kích nổ,…
Khoang động cơ của các dòng xe hiện đại có hư hỏng khi bị ướt không?
Gần như tất cả các xe ô tô hiện đại ngày nay đều có khoang động cơ chống chịu được những ảnh hưởng của thời tiết. Các chi tiết được chế tạo từ vật liệu cách nhiệt, cách điện. Do đó, nếu khoang động cơ ô tô bị ướt (khi xịt nước vào bên trong) có thể không ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành của xe. Tuy nhiên, nếu tình trạng xe bị ướt thường xuyên xảy ra và khô ngay dưới trời nắng nóng, bất kỳ loại động cơ hiện đại nào cũng đều có thể bị hư hại, ăn mòn.
Vì là thiết kế khoang hở nên hầu hết các khoang động cơ không được bịt kín hoàn toàn. Nước, bụi bẩn có thể lọt qua lưới tản nhiệt, lỗ thông hơi trên nắp capo hoặc khe hở giữa các tấm thân xe, bên dưới gầm xe,… Theo thời gian, chất bụi bẩn, nước ô nhiễm sẽ tích tụ ngày càng nhiều. Chúng sẽ khô lại khi động cơ hoạt động, lâu dần ăn mòn bề mặt, gây nứt nẻ lớp sơn, cao su bao bọc của hệ thống điện, đường nước làm mát, đường ống nhiên liệu bên trong khoang máy,…
Trái ngược lại với dòng xe hiện đại, các ô tô đời cũ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi có nước lọt vào bên trong khoang máy. Dưới ảnh hưởng của thời tiết, dù các nhà sản xuất ô tô cố gắng hết sức để giữ mọi thứ không chui lọt vào khoang động cơ bằng cách gia công cơ khí nắp capo thật kín. Thế nhưng, mọi thứ vẫn cứ diễn ra, nước bẩn vẫn đi vào bên trong. Các chi tiết nhựa, kim loại trở nên giòn, nứt theo thời gian sau khi bị oxy hóa bề mặt.
Mức áp suất an toàn khi xịt nước vào khoang động cơ ô tô?
Trên những chiếc xe hiện đại ngày nay, bạn sẽ không gặp vấn đề gì khi xịt nước vào khoang động cơ ô tô vì nhà sản xuất đã che rất kín. Chính vì điều này, bất cứ kỹ thuật viên chăm sóc xe chuyên nghiệp nào cũng khó có thể làm sạch hoàn toàn >90% các chi tiết trong toàn bộ khoang máy bằng phương pháp xịt nước hoặc dùng dung dịch tẩy rửa.
Áp lực thấp từ vòi xịt nước thông thường (tại nhà) có thể làm sạch khoang động cơ. Nếu bạn sử dụng máy xịt nước áp lực cao, hãy đảm bảo áp suất không quá cao và phải giữ khoảng cách đủ xa động cơ. Không để áp suất vượt quá 2000 psi (140 kg/cm2) và khi xịt phải cách xa máy phát điện ô tô tối thiểu 10 cm.
Những điều nên và không nên làm trước khi xịt nước vào khoang động cơ ô tô
Quá trình vệ sinh khoang máy không hề phức tạp như mọi người lầm tưởng. Nếu bạn đã xác định tự vệ sinh khoang động cơ ô tô tại nhà, bạn nên tìm hiểu những lời khuyên của chúng tôi bên dưới đây trước khi thực hiện:
NÊN chụp ảnh trước và KHÔNG NÊN vội vàng tháo bất kỳ chi tiết nào
Để làm sạch sâu và kỹ lưỡng khoang động cơ tại nhà, bạn cần phải cẩn thận vệ sinh từng bộ phận, từng chi tiết và phân chia vùng trong khoang để tiếp cận tất cả các góc cạnh. Trước khi bắt đầu, hãy nhớ chụp ảnh trước và sau khi vệ sinh động cơ, ảnh toàn bộ từng vị trí, ngóc ngách trong khoang động cơ để tránh thiếu sót khi thực hiện.
Không nên vội vàng tháo gỡ tất cả các chi tiết trong khoang động cơ. Nếu lần đầu thực hiện, bạn nên chụp lại từng ảnh mỗi vị trí bạn tháo hoặc bọc các chi tiết. Ngay cả khi bạn có một trí nhớ tuyệt vời và vô số tài liệu tham khảo, một bức ảnh nhỏ vẫn có thể cho bạn biết được vị trí gắn ống mềm, giắc, cầu chì,… lúc bạn đang bối rối.
NÊN chọn dung dịch tẩy rửa phù hợp và KHÔNG NÊN dùng dung dịch tẩy rửa quá mạnh
Rất nhiều chủ xe sử dụng xà phòng rửa xe có độ pH quá cao, tạo ra bọt nhiều hoặc dung dịch tẩy rửa quá mạnh để làm mềm các chất bẩn. Việc làm này được đánh giá bởi nhiều chuyên gia là không đảm bảo an toàn cho các chi tiết bộ phận bên trong. Nếu bạn không rửa sạch tất cả các dung dịch tẩy rửa hoặc xà phòng còn sót lại, quá trình ăn mòn có thể xảy đến cho động cơ của bạn!
Hãy bắt đầu bằng cách sử dụng một vài chiếc khăn vi sợi sạch, xịt chất tẩy rửa chuyên dụng mà bạn chọn lên khăn và chỉ cần lau sạch vết bẩn. Nếu vết bẩn cứng đầu, hãy xem xét đến các hóa chất mạnh hơn. Việc sử dụng khăn sẽ ngăn không cho hóa chất tẩy rửa mạnh xâm nhập vào những nơi mà chúng “không nên đến” và việc làm sạch có thể được thực hiện kỹ lưỡng hơn.
Lưu ý, ngay cả những trung tâm chăm sóc xe chuyên vệ sinh khoang động cơ ô tô cũng không “dám khẳng định” có thể làm sạch trên 90% bằng phương pháp xịt nước với dung dịch chuyên dụng. Do đó, bạn có thể không cần phải kỹ lưỡng đến quá mức, gây tốn nhiều thời gian.
CWC Multi Purpose Prewash là dung dịch không chạm mà chúng tôi thường sử dụng để vệ sinh khoang động cơ. Rất an toàn cho các chi tiết bên trong mà không làm ảnh hưởng đến bản chất vật liệu, giúp làm mềm các chất bẩn nhanh chóng.
NÊN sử dụng vòi xịt nước áp lực thấp và KHÔNG NÊN dùng máy xịt nước áp lực cao
Nếu bạn cần rửa sạch sạn và bụi bẩn, đừng dựa vào máy xịt nước áp lực cao để rửa sạch nhanh chóng. Loại máy này sẽ phun nước ở áp suất cao gây nguy hiểm cho các bộ phận, chi tiết trong khoang động cơ của bạn. Áp suất nước quá mạnh có thể làm bong tróc các mấu nối giắc, vòng đêm cũng như một số chi tiết có chứa chất bôi trơn.
Thay vào đó, bạn hãy dùng một ít thời gian để bịt kín tất cả các mối nối điện, cảm biến, đường gió nạp, máy phát điện, bảng cầu chì, khe hở cacte,… trước khi rửa động cơ ô tô bằng vòi nước. Nếu áp lực nước của vòi không đủ mạnh, bạn chỉ cần nhẹ nhàng chà sạch bụi bẩn cứng đầu bằng bàn chải lông mềm với dung dịch tẩy rửa phù hợp.
Những bộ phận nào cần che kín khi xịt nước vào khoang động cơ ô tô?
Qua những tác hại của nước khi vào khoang động cơ mà chúng tôi đã đề cập ở trên, chắc hẳn bạn đang thắc mắc những bộ phận, chi tiết nào nên được che đậy kỹ lưỡng phải không? Dưới đây là các bộ phận, chi tiết cần che kín khi xịt nước vào khoang động cơ ô tô:
Bộ lọc gió
Nếu xe có bộ lọc gió loại hở, hệ thống sẽ cấp dòng khí trực tiếp vào bên trong động cơ thông qua đường nạp, để hòa trộn với nhiên liệu tạo ra công suất cho động cơ. Nếu có chứa nước bên trong, khi hòa trộn với nhiên liệu có thể gây ra hiện tượng thủy kích. Nước vào bên trong sẽ làm nhiên liệu không thể cháy được. Qua đó khiến động cơ bị bó máy, thanh truyền bị uốn cong vênh, gây vỡ piston, nứt lòng xylanh,….
Cách tốt nhất hãy che kín bộ lọc không khí hoặc đường khí nạp trước khi xịt nước vào khoang động cơ, để đảm bảo an toàn, tránh hư hỏng có thể xảy ra.
Máy phát điện
Bạn không cần phải lo lắng việc xịt nước trực tiếp vào khoang động cơ ảnh hưởng nhiều đến máy phát điện. Nếu bạn lo lắng về máy phát điện bị ướt có thể gây hư hỏng, hãy bọc chúng lại bằng túi nilon nhựa. Tùy thuộc vào vị trí của chúng trong khoang động cơ, một số máy phát điện có thể nằm ở vị trí thấp, bên dưới, có thể gần dây curoa. Mỗi khi xe lội nước, chúng đều bị ướt.
Máy phát điện sau khi hoạt động sẽ nóng lên và tự làm khô nước mà không bị cháy nổ do nước theo nhiều người nghĩ. Nhưng “cẩn thận là trên hết”, bạn cần hạn chế để nước vào bên trong máy phát điện, đặc biệt là nước bẩn. Và sau khi vệ sinh động cơ, dùng súng gió để thổi nước ra khỏi máy phát điện.
Dây curoa ô tô
Dây curoa bị ướt nếu không được làm khô có thể gây trượt, ảnh hưởng đến quá trình truyền công suất của động cơ. Hãy giữ khu vực này càng khô càng tốt. Nước và chất tẩy rửa hoạt động giống như chất bôi trơn. Dây curoa cần bám vào ròng rọc để dẫn động nhiều hệ thống (bơm nước, trục cam, bơm trợ lực, bánh đà,…).
Khi dây đai bị trượt, chúng sẽ phát ra tiếng ré. Tuy nhiên, vấn đề không ảnh hưởng quá lớn đến động cơ của bạn, chỉ cần làm khô chúng. Điều bạn quan tâm chính là chất lượng của dây đai. Nếu chúng quá mòn, bạn nên thay thế mới.
Cầu chì, Relay, Giắc điện
Đây là những chi tiết quan trọng bên trong khoang động cơ ô tô:
- Giắc điện và đầu nối không được để bị ướt: Nếu chúng ướt, đầu tiếp nối bị oxy hóa, gây ảnh hưởng đến quá trình truyền tín hiệu của hệ thống điện động cơ.
- Hộp cầu chì, relay nếu bị ướt sẽ gây tác hại vô cùng lớn: Cầu chì bị đứt, cháy do tiếp xúc với nước làm hệ thống điều khiển mất đi tín hiệu của các hệ thống an toàn quan trọng trên xe.
Do đó, hãy bọc kỹ bất kỳ đầu nối, giắc điện, toàn bộ hộp cầu chì hoặc bất kỳ relay nào trên khoang máy.
Có thể xịt nước vào khoang động cơ khi còn nóng máy không?
KHÔNG! Bạn không cần phải mạo hiểm như vậy. Việc xịt nước trực tiếp vào động cơ khi chúng đang nóng sẽ tạo ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, gây căng thẳng cho kim loại có khả năng gây ra một số vết nứt. Bên cạnh đó, việc làm này còn khiến một số vật liệu, chi tiết bên trong bị co thắt, biến dạng hoặc bị lưu hóa lớp vỏ bên ngoài.
Dung dịch tẩy rửa khi sử dụng trên động cơ còn nóng sẽ nhanh khô hơn, khiến quá trình làm mềm chất bụi bẩn, cặn đất không hiệu quả. Qua đó, việc tiến hành xịt nước vào lúc này sẽ không thể làm sạch hoàn toàn chất bụi bẩn bám bên ngoài. Một số chất bẩn chưa bị phân rã vì dung dịch tẩy rửa khô quá nhanh và bốc hơi ngay trên bề mặt.
Dường như cách làm này hoàn toàn vô nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đến vẻ ngoài của động cơ (có thể gây bong tróc, nứt nẻ lớp sơn phủ trên động cơ, kim loại, cao su).
Phương pháp vệ sinh động cơ khác mà không xịt nước áp lực cao
Có nhiều phương pháp vệ sinh khoang động cơ mà không cần phải sử dụng vòi xịt nước áp lực cao. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết “Phương pháp vệ sinh khoang máy ô tô an toàn & phổ biến” về ưu và nhược điểm của từng cách làm.
Nhìn chung, có 3 phương pháp vệ sinh động cơ mà không cần phải dùng vòi xịt nước áp lực cao:
Vệ sinh khoang động cơ bằng súng phun lốc xoáy với dung dịch Degreaser: Phương pháp thường được thực hiện tại hầu hết các trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp. Với dung dịch Degreaser chuyên dụng không có tính axit, không gây ăn mòn, các chất bẩn cứng đầu sẽ được làm mềm nhanh chóng. 99% xe sử dụng phương pháp này không gặp bất kỳ sự cố nào.
Vệ sinh khoang động cơ bằng hơi nước nóng áp lực cao: Đây có lẽ là giải pháp tốt nhất vì cách làm sạch này không cần phải làm ướt động cơ quá nhiều. Tuy nhiên, giá thực hiện của chúng đắt hơn nhiều lần so với dùng dung dịch Degreaser và rửa xịt nước thông thường.
Vệ sinh khoang động cơ bằng khí CO2 – Bắn đá khô: Công nghệ làm sạch khoang máy tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này giúp loại bỏ bụi bẩn, han gỉ nhanh chóng; hoàn toàn thân thiện với môi trường, lượng chất thải được xử lý sạch sẽ sau khi vệ sinh. Đặc biệt không cần phải che chắn chi tiết bên trong khoang động cơ. Tuy nhiên, giá cả dịch vụ rất đắt.
Có nên xịt nước trực tiếp vào khoang động cơ ô tô không?
Có. Đối với những chủ xe muốn tiết kiệm chi phí, xịt nước vào khoang động cơ để làm sạch bụi bẩn, chất ô nhiễm bên trong là một giải pháp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, việc thực hiện này nên cần làm đúng cách, đúng quy trình, đúng sản phẩm và đặc biệt cần đúng kỹ thuật.
- Không xịt nước khi động cơ còn nóng. Hãy để động cơ nguội 30 phút – 1 tiếng trước khi tiến hành vệ sinh khoang máy.
- Loại bỏ rác, lá cây, bụi bẩn bám trong khoang động cơ bằng tay hoặc súng gió. Không dùng nước để loại bỏ rác, chất bẩn.
- Cần bao bọc kỹ lưỡng các chi tiết, bộ phận quan trọng bằng màng bọc nilon.
- Tránh xịt nước vào các chi tiết, hệ thống điện
- Dùng những dung dịch tẩy rửa không có tính chất tẩy rửa mạnh, ít gây ăn mòn đến lớp sơn, cao su.
- Điều chỉnh áp lực nước xịt vào khoang động cơ ô tô vừa đủ, không cần quá mạnh (dưới 2000 psi).
- Sau khi làm sạch chất bụi bẩn, cần làm khô động cơ bằng súng gió hoặc khăn lau. Nhớ tháo các màng bọc nilon sau khi vệ sinh.
- Nổ máy không tải trong 2-3 phút để kiểm tra tình trạng hoạt động của động cơ.
- Thực hiện vệ sinh khoang động cơ ô tô định kỳ 3-6 tháng/lần.
Chìa khóa của quá trình vệ sinh khoang động cơ trở nên đơn giản là không để chúng quá bẩn ngay từ đầu. Việc tẩy dầu mỡ, chất bẩn định kỳ sẽ giúp giữ cho động cơ sạch sẽ, hoạt động ổn định, duy trì hiệu suất hơn. Dù vẻ ngoài của xe có thể không hấp dẫn nhưng một khoang động cơ sáng bóng đảm bảo sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng, phấn khởi hơn khi lái xe.
Car Wash Centre – Chuỗi rửa xe đúng cách
Mong rằng với những thông tin hữu ích trong bài viết về chủ đề “Xịt nước vào khoang động cơ ô tô có an toàn hay không?” sẽ giúp bạn hiểu phần nào đến phương pháp vệ sinh khoang máy an toàn, tránh xảy ra hư hỏng.
Nếu bạn không thể tự vệ sinh khoang máy tại nhà và đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín thực hiện, đảm bảo không có bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Car Wash Centre tự hào là một trong những trung tâm chăm sóc xe đúng cách chất lượng hàng đầu tại Tp. HCM với đội ngũ kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm Detailing, cùng những sản phẩm chăm sóc xe uy tín. Trải nghiệm dịch vụ vệ sinh khoang động cơ tại nhà của Car Was Center ngay!
Ngoài cung cấp dịch vụ vệ sinh khoang máy, chúng tôi còn có nhiều dịch vụ chăm sóc xe tại nhà khác mà bạn quan tâm như: Rửa xe đúng cách; Vệ sinh gầm xe; Vệ sinh nội thất; Khử mùi diệt khuẩn dàn lạnh ô tô; Tẩy kính ô tô; Tẩy nhựa sắt, bụi đường, bụi sơn ô tô; và Bảo dưỡng nhanh.
Địa chỉ:
- Số 1A đường Phú Thuận, phường Phú Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hotline:
- 07 64 64 64 16
- 0784 7676 79
- 0911 811 247