8 hạng mục chăm sóc ngoại thất ô tô A-Z cần biết

Ngoại thất ô tô là nơi chịu nhiều ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài nhất. Nếu bạn muốn xế cưng của mình luôn sạch sẽ và bóng loáng, bạn nên tìm đến các trung tâm dịch vụ chăm sóc ô tô. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ kiểm tra các chi tiết bên ngoài trên ô tô của mình trước đây, liệu bạn có biết các hạng mục kiểm tra là những gì hay không? Để hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp các thông tin hữu ích về chăm sóc ngoại thất ô tô.

Chăm sóc ngoại thất ô tô

Lợi ích khi chăm sóc ngoại thất ô tô thường xuyên

Rất ít chủ xe quan tâm nhiều đến việc chăm sóc ngoại thất ô tô. Họ thực sự chú trọng đến việc rửa xe ô tô hơn là bảo dưỡng các chi tiết bên ngoài. Hãy nhớ rằng ô tô luôn tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố có hại từ môi trường như bụi bẩn, mưa axit, các chất hóa học,… Do đó, chăm sóc ngoại thất ô tô sẽ giúp bảo vệ xe khỏi tất cả những mối nguy hiểm này và hơn thế nữa.

Công việc chăm sóc bảo dưỡng này còn đảm bảo an toàn cho người dùng khi tham gia giao thông. Việc khôi phục gương chiếu hậu hoặc cụm đèn chiếu sáng bị mờ giúp tài xế lái xe dễ dàng; hay vệ sinh lưới tản nhiệt, má phanh, đĩa phanh đúng cách sẽ giúp xe hoạt động trơn tru hơn,…

Chăm sóc ngoại thất ô tô

Các bụi bẩn, vi khuẩn có hại không được vệ sinh đúng cách, có thể đi vào hệ thống thông gió trong chiếc xe gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người dùng, và làm xấu đi các chi tiết nội thất da bên trong. Vì vậy, chăm sóc ngoại thất ô tô thường xuyên làm tăng tính thẩm mỹ, cải thiện giá trị bán lại chiếc xe/ , và đảm bảo sức khỏe cho người dùng. 

Các hạng mục chăm sóc ngoại thất ô tô cần thiết, giúp xe luôn như mới

Với điều kiện đường sá ở Việt Nam, bạn nên vệ sinh ngoại thất ô tô thường xuyên để loại bỏ những chất cặn bẩn, tránh ẩm mốc, rỉ sét các chi tiết. Dưới đây là những hạng mục chăm sóc ngoại thất ô tô được các chuyên gia hàng đầu đề xuất, giúp xe luôn bền đẹp, bóng loáng.

Vệ sinh rửa xe ô tô

Vệ sinh rửa xe ô tô là công việc vô cùng cần thiết và quan trọng trong quá trình chăm sóc ngoại thất ô tô. Không chỉ giúp xe có vẻ ngoài bóng bẩy, rửa xe còn góp phần duy trì tuổi thọ của các bộ phận trên xe.

Bụi bẩn tích tụ lâu ngày khiến hơi ẩm bị giữ lại bên dưới sẽ tác động đến bề mặt sơn ô tô. Khi ô tô di chuyển với tốc độ cao, lớp bụi bẩn này sẽ di chuyển và tạo ra các vết xước nhỏ làm mất thẩm mỹ chiếc xe. 

Chăm sóc ngoại thất ô tô

Ngoài bảo vệ lớp sơn, rửa xe ô tô thường xuyên còn giúp bảo dưỡng các chi tiết bên dưới như gầm xe, hệ thống phanh, hệ thống giảm xóc,… tránh bị nấm mốc, rỉ sét, ăn mòn. 

Nên đến các trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp để sử dụng dung dịch rửa xe đúng tiêu chuẩn không có nồng độ PH quá cao gây ảnh hưởng đến lớp sơn ô tô.

Tẩy rửa vệ sinh má phanh, đĩa phanh

Sau một thời gian dài sử dụng, cụm phanh xe sẽ tích tụ nhiều chất cặn bẩn, đất cát, mạt phanh, dầu phanh,… gây ảnh hưởng đến quá trình phanh. Nếu cặn bẩn bám nhiều trên má phanh, đĩa phanh, hoặc cùm phanh sẽ giảm hiệu quả phanh, phát ra tiếng kêu khó chịu khi phanh, hay kẹt chốt calip phanh khiến mất phanh, cong vênh đĩa phanh,..

Để tẩy sạch cặn bẩn ở cụm phanh, phương pháp phổ biến hiện nay là sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh má phanh/đĩa phanh kết hợp làm sạch bằng súng gió. Sau khi vệ sinh cụm phanh xe, bạn nên sử dụng dung dịch dưỡng phanh giúp đĩa phanh luôn sáng bóng, hạn chế bám cặn bẩn trên các chi tiết bên trong. 

Chăm sóc ngoại thất ô tô

Bên cạnh đó, tra thêm dầu mỡ vào các chi tiết bên trong cụm phanh giúp hệ thống phanh hoạt động tốt hơn.

Tẩy rửa vệ sinh má phanh, đĩa phanh là việc làm cần thiết trong việc chăm sóc ngoại thất ô tô. Tuy nhiên công việc này đòi hỏi bạn phải có kiến thức về hệ thống phanh ô tô. Nếu bạn không thể thực hiện, Car Wash Centre sẽ đảm bảo công việc này được diễn ra nhanh chóng.

Bảo dưỡng lớp sơn ô tô

Ô tô sau một thời gian dài sử dụng có thể gặp phải tình trạng phai màu lớp sơn, giảm độ bóng, độ nét, xuất hiện nhiều vết xước, vết xoáy,… làm mất đi vẻ đẹp ban đầu và giảm giá trị của xe. Trong chăm sóc ngoại thất ô tô, bảo dưỡng lớp sơn ô tô là hạng mục không thể bỏ qua.

Chăm sóc ngoại thất ô tô

Các mẹo cơ bản dưới đây giúp bạn có lớp sơn ô tô luôn như mới:

  • Không sử dụng khăn không đúng chuẩn để lau bụi bẩn trước khi rửa xe ô tô. Nên rửa xe trước, sau đó sử dụng khăn khô chuyên dụng để lau nước.
  • Trong quá trình rửa xe, nên sử dụng súng phun nước áp suất cao để thổi bay các cặn bẩn cứng đầu. Kế đến, bạn cần sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bề mặt sơn.
  • Ở các vị trí hẹp như cản trước cản sau, vè chắn bùn,… cần được rửa riêng.
  • Kết thúc quá trình rửa xe, nên xịt phủ một lớp wax dưỡng bóng sơn ô tô để bảo vệ bề mặt sơn. Qua đó, loại bỏ đi các vết xước nhẹ, giúp xe có được độ bóng tối đa.

Bảo dưỡng vệ sinh lốp, vành mâm, lazăng

Cơ sở hạ tầng giao thông trong nước ta chưa thực sự tốt ở một số tuyến đường, luôn có những đoạn đường xấu gây ảnh hưởng lớn đến lốp, vành mâm, lazang ô tô. Nếu va vào những ổ gà, ổ voi,… lốp xe có nguy cơ bị rách lốp, hoặc với những cú xóc mạnh ở bánh xe có thể làm hư hỏng bộ la-zăng.

Chăm sóc ngoại thất ô tô

Một số mẹo bảo dưỡng lốp, vành mâm, và lazang ô tô:

  • Chú ý đến việc đảo lốp ô tô sau mỗi 5.000 – 10.000 km để hạn chế tình trạng hao mòn của lốp xe.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh chăm sóc bảo dưỡng vành mâm (tẩy vành lazang, dưỡng đen bóng lốp…) để phục hồi chống lão hóa vành mâm.
  • Không nên sử dụng các loại hóa chất có tính axit ăn mòn kim loại gây ăn mòn vành lốp.

Vệ sinh, phục hồi cụm đèn pha cos, đèn phanh

Tuổi thọ của một hệ thống đèn thường khoảng 2-3 năm. Sau khoảng thời gian trên, đèn có thể gặp phải hiện tượng sáng yếu, sáng không đồng đều ở các bên,…. 

Với các xe sử dụng hệ thống đèn Halogen, bạn nên chú ý đến tuổi thọ của chúng sau một thời gian dài sử dụng vì loại đèn này dễ bị cháy bóng. Nếu xe của bạn sử dụng đèn LED, bạn nên lưu ý làm mát cho đèn. Vì loại đèn LED này có một nhược điểm là dễ hư hỏng ở nhiệt độ cao.

Chăm sóc ngoại thất ô tô

Với các xe ô tô cũ, mặt đèn rất dễ xảy ra hiện tượng ố vàng gây khó khăn trong tài xế khi lái xe. Vì vậy, sau một thời gian dài sử dụng bạn nên đưa ô tô đến các trung tâm chăm sóc xe hoặc garage để thực hiện việc đánh bóng đèn. 

Trong quá trình sử dụng, có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng hấp hơi nước ở đèn pha cos sau khi đi dưới mưa lớn. Để khắc phục, bạn không nên bật đèn xe trong khoảng từ 4-6 tiếng để hơi nước bay hơi. Nếu tình trạng này không khắc phục, bạn nên thay thế các gioăng cao su nằm giữa đèn và thân xe. Vì lớp gioăng rất dễ bị hở, và chai cứng theo thời gian gây ra các vết nứt dẫn đến hiện tượng hấp hơi.

Bảo dưỡng cần gạt mưa

Cần gạt mưa có nhiệm vụ làm sạch các cặn bẩn, hạt nước bám trên kính chắn gió. Khi hoạt động trong thời gian dài sử dụng (thông thường từ 6 tháng trở lên), cần gạt mưa có dấu hiệu xuống cấp. Lưỡi cần gạt bị cong vênh, lớp cao su tiếp xúc với kính chắn gió bị mòn tạo khe hở lớn, hay xuất hiện rỉ sét ở chốt và ốc trên khung cần gạt. 

Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, để cần gạt nước hoạt động đúng cách:

  • Thay thế cần gạt mưa sau 6 tháng.
  • Sử dụng loại cần gạt phù hợp với xe. 
  • Sử dụng khăn giấy mềm để lau sạch bụi bẩn bám trên cần gạt và kính chắn gió.
  • Không sử dụng hóa chất như xăng để lau rửa lưỡi gạt mưa.
  • Chú ý không đậu xe ở trời nắng quá lâu gây ảnh hưởng đến cao su của lưỡi gạt.

Kiểm tra gioăng kính chắn gió, kính cửa sổ

Ngoài việc rửa sạch kính chắn gió, kính cửa sổ thì các kẽ hở nhỏ hoặc gioăng cao su bên trong các bộ phận này thường ít được chú ý đến. Việc lên xuống kính thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến độ kín của gioăng kính, khiến bụi bẩn bám nhiều hơn. Lớp cao su của gioăng cửa kính rất dễ bị thoái hóa theo thời gian bởi nhiệt độ. 

Vì vậy, nên chú ý đến việc kiểm tra, tra keo và thay mới gioăng kính định kỳ.

Vệ sinh lưới tản nhiệt

Lưới tản nhiệt có vai trò rất quan trọng đối với xe động cơ đốt trong, giúp làm mát và bảo vệ động cơ trong quá trình hoạt động. Do cấu tạo đặc biệt của lưới tản nhiệt nên bụi bẩn, dị vật không thể vào buồng động cơ khi ô tô di chuyển. Tuy nhiên, cặn bẩn tích tụ lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm mát của động cơ.

Chăm sóc ngoại thất ô tô

Một số điều cần biết khi vệ sinh lưới tản nhiệt:

  • Không sử dụng nước áp suất cao xịt rửa lưới tản nhiệt tránh làm hỏng các lá tản nhiệt. Nếu các tấm lá tản nhiệt nằm xô lệch, dính vào nhau sẽ bịt kín đường thoát gió.
  • Sử dụng que hoặc chổi lông để quét sạch cặn bẩn.
  • Sử dụng dung dịch làm sạch chuyên dụng để hạn chế sự oxy hóa trên bề mặt thay vì dùng nước xịt rửa.

Những dụng cụ, sản phẩm hỗ trợ chăm sóc ngoại thất ô tô chuyên dụng

Một số dụng cụ chăm sóc ngoại thất ô tô cơ bản

Để thực hiện quá trình chăm sóc ngoại thất ô tô, trước hết bạn cần chuẩn bị sẵn các dụng cụ chuyên dụng đúng tiêu chuẩn. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số dụng cụ chuyên dụng phổ biến cho công việc này:

  • Máy đánh bóng
  • Máy hút bụi
  • Máy phun nước áp lực
  • Khăn microfiber
  • Chổi rửa xe ô tô
  • Phớt, mút đánh bóng.
  • Đất sét tẩy bụi sơn
  • Găng tay rửa xe chuyên dụng,…

Một số sản phẩm hỗ trợ chăm sóc ngoại thất ô tô cần thiết nhất

Ngoài những dụng cụ chuyên dụng, bạn cần chuẩn bị các dung dịch hóa chất cần thiết cho quá trình chăm sóc ngoại thất ô tô. Các sản phẩm này giúp loại bỏ trực tiếp những vết bụi bẩn, chất hóa học cứng đầu. Dưới đây là những sản phẩm vệ sinh ngoại thất ô tô mà chúng ta nên sở hữu:

  • Dung dịch rửa xe chuyên dụng
  • Dung dịch tẩy bụi sắt
  • Dung dịch dưỡng bóng lốp
  • Dung dịch vệ sinh mâm lốp
  • Dung dịch tẩy ố vết nước
  • Dung dịch tẩy nhựa đường
  • Dung dịch vệ sinh sơn sau khi tẩy bóng
  • Dung dịch rửa kính
  • Dung dịch phục hồi nhựa
  • Xi đánh bóng bước 1, 2,…

Một số lưu ý cơ bản khi chăm sóc ngoại thất ô tô:

Chăm sóc ngoại thất ô tô luôn là điều cần thiết khi sử dụng ô tô trong thời gian dài. Bạn có thể chăm sóc xe ngay tại nhà nếu nắm vững các kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm chăm sóc ngoại thất ô tô, bạn nên đưa xe đến các trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp vì họ có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn cao và dụng cụ cùng các sản phẩm chuyên dụng.

Chăm sóc ngoại thất ô tô

Một số lưu ý cần thiết khi chăm sóc ngoại thất ô tô:

  • Nếu xuất hiện vết bẩn lớn, mảng bám cứng đầu, nhựa cây, … bám trên bề mặt, bạn cần phải sử dụng thêm các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng và không được sử dụng các vật nhọn để cà bề mặt bám bẩn.
  • Để xử lý vết xước và lỗi bụi sơn, nên sử dụng giấy nhám mịn có độ nhám P1500 trở lên loại bỏ các vết xước nhỏ, tạo độ bóng. Phục hồi độ nhẵn của lớp sơn nên giấy nhám mịn (có độ nhám P3000 trở lên) là lựa chọn hợp lý để thực hiện tại các vị trí cục bộ có vết xước.
  • Sau khi đánh bóng bề mặt, nên phủ thêm lớp dưỡng bảo vệ bên ngoài sơn xe để tăng độ sáng bóng cho chiếc xe.
  • Khi chăm sóc lốp ô tô, nên đảm bảo áp suất tiêu chuẩn từng lốp, kiểm tra độ mòn, các vết nứt, độ lõm của lốp, chiều sâu của gai lốp,… Van lốp dễ bị cong vênh sau một thời gian sử dụng, nên thay thế van mới nếu xảy ra dấu hiệu trên. 
  • Không thể tăng độ bền của lốp xe sau một thời gian dài sử dụng, chỉ có thể dùng các dung dịch bảo dưỡng giúp tăng độ bóng, chống lão hóa, nứt lốp.,…
  • Phục hồi đèn pha cos có thể sử dụng các sản phẩm để làm sạch và tạo độ bóng cho các bộ phận làm bằng nhựa trong suốt như đèn pha, đèn sương mù, đui đèn nhằm loại bỏ vết ố vàng, vết mờ. 
  • Để cần gạt mưa luôn hoạt động tốt, không sử dụng cần gạt mưa khí kính chắn gió đang khô, thường xuyên vệ sinh cần gạt mưa, vệ sinh rửa kính bằng dung dịch rửa kính chuyên dụng,…
  • Để loại bỏ các tạp chất, bụi sơn sần sùi, có thể sử dụng đất sét clay chuyên dụng.

Thông thường thời gian thực hiện toàn bộ công việc chăm sóc ngoại thất ô tô khoảng 6 – 8 tiếng đối với đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cao. Thời gian dự kiến thực hiện từng hạng mục chăm sóc ngoại thất ô tô như sau:

  • Rửa xe: 30 – 40 phút
  • Đánh bóng bề mặt: Khoảng 3-5 tiếng
  • Tẩy rửa vệ sinh má phanh, đĩa phanh, cùm phanh: 30 phút – 1 giờ
  • Bảo dưỡng lớp sơn ô tô: 30 phút – 1 tiếng và bảo dưỡng định kỳ trong vòng 3 – 6 – 12 tháng/ 1 lần.
  • Vệ sinh lốp, mâm, lazang: 30 – 50 phút 
  • Phục hồi cụm đèn pha cos, đèn phanh: khoảng 30 phút
  • Bảo dưỡng cần gạt mưa: 15 – 30 phút
  • Kiểm tra và thay thế gioăng kính chắn gió, cần gạt mưa: 30 phút – 1 tiếng
  • Vệ sinh lưới tản nhiệt: 20 – 40 phút

Chú ý: Đây là thông tin tham khảo. Tùy thuộc vào từng kiểu dáng của xe, trình độ chuyên môn của kỹ thuật viên, và tiến độ triển khai công việc, thời gian thực hiện sẽ nhanh hoặc chậm hơn so với thời gian dự kiến.

Car Wash Centre – Chuỗi hệ thống rửa xe ô tô đúng cách

Car Wash Centre là chuỗi rửa xe đúng cách theo tiêu chuẩn Detailing hiện đại, chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi mang đến các giải pháp tiện lợi, nhanh chóng, đáp ứng từng nhu cầu của khách hàng hiện nay.

Chăm sóc ngoại thất ô tô

Nếu bạn đang tìm kiếm các dịch vụ rửa xe ô tô đúng cách và chất lượng, Car Wash Centre tự hào là một trong những chuỗi trung tâm chăm sóc xe hơi tốt nhất tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp nhiều gói dịch vụ hấp dẫn với mức giá ưu đãi, phù hợp với ngân sách của bạn.

Liên hệ ngay Car Wash Centre để đặt lịch chăm sóc ngoại thất ô tô nhanh chóng, dễ dàng. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ 

Hotline:

  • 0764 64 64 160911 811 247

Địa chỉ:

  • 1A Phú Thuận, P. Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM
  • Số 2 Đường D7, P.Tân Thuận Tây, Quận 7, TPHCM
  • 311 Lê Hồng Phong, P. Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương
  • 94/117 Đường An Phú Đông 09, P. An Phú Đông, Q.12. TPHCM
Xếp hạng 5/5 (1 đánh giá)